Hãy cùng Desup.com tìm hiểu về mức độ phổ biến, gánh nặng bệnh tật của Đột quỵ cùng với nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm Đột quỵ nhé.
1. Hiện trạng và những hậu quả do đột quỵ gây ra.
Hiện nay, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch, đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới. Theo thống kê năm 2016, có khoảng 80,1 triệu người trên thế giới ở các lứa tuổi mắc đột quỵ và (chiếm khoảng 1,1% dân số), tỉ lệ nữ/nam: 1,05/1.
Mỗi năm ở Anh có khoảng 120.000 người bị đột quỵ lần đầu và khoảng 30.000 người bị đột quỵ tái phát. Đột quỵ được coi là nguyên nhân gây tàn tật lớn nhất ở Anh và là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ ba sau bệnh tim và ung thư. Hầu hết, người trên 75 tuổi sẽ bị đột quỵ và một số gặp phải ở những người trên 65 tuổi.
Khoảng một triệu người ở Anh đang phải sống chung với những biến chứng của đột quỵ. Một nửa trong số những người này phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người thân trong hoạt động hàng ngày.
Ở Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ngày một gia tăng và trẻ hóa đó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm có hơn 230.000 người bị đột quỵ và khoảng 50% trong số đó tử vong. Đột quỵ để lại các biếng chứng nặng nề như liệt nửa người, liệt toàn thân thậm chí bại não, biến chứng tâm lý và tâm thần…
Một điều đáng lo ngại là trong độ tuổi 40-45 tình trạng bị đột quỵ cũng đang có dấu hiệu tăng mạnh và chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Thậm chí có những người mới 20 tuổi hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ dình dập.
2. Đột quỵ là gì?
Khi bị đột quỵ – Tai biến mạch máu não sẽ khiến nguồn cung cấp máu cho não đột ngột bị cắt đứt. Mà các tế bào não cần được cung cấp oxy liên tục từ máu. Vì vậy ngay sau khi nguồn cung cấp máu bị cắt, các tế bào trong vùng não bị ảnh hưởng sẽ bị tổn thương hoặc chết.
Nguồn cung cấp máu đến não chủ yếu đến từ bốn mạch máu (động mạch) – động mạch cảnh phải, động mạch cảnh trái và động mạch đốt sống phải và động mạch đốt sống trái. Những nhánh này phân nhánh thành nhiều động mạch nhỏ hơn và cung cấp máu cho tất cả các vùng của não. Vùng não bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương phụ thuộc vào mạch máu nào bị ảnh hưởng.
Ví dụ, nếu bạn mất nguồn cung cấp máu từ động mạch cảnh chính thì một vùng não lớn của bạn sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong. Ngược lại, nếu một động mạch nhánh nhỏ bị ảnh hưởng thì chỉ một vùng não nhỏ bị tổn thương có thể gây ra các triệu chứng tương đối nhỏ.
Có hai loại đột quỵ chính – thiếu máu cục bộ não và xuất huyết não
3. Các dấu hiệu gợi ý và triệu chứng của đột quỵ
Để ghi nhớ các dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ là sử dụng từ viết tắt F.A.S.T:
F = Face drooping: Mặt xệ xuống
A = Arm weakness: Yếu cánh tay
S = Speech difficulty: Khó nói
T = Time to call 115: Thời gian gọi 115
4. Điều gì gây ra đột quỵ?
Nguyên nhân phổ biến của đột quỵ xuất phát từ các mạch máu cả bên ngoài và bên trong não. Xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) có thể xảy ra khi các mảng bám (mảng cholesterol, canxi, chất béo và các chất khác) tích tụ và thu hẹp lòng mạch, khiến cho dễ hình thành cục máu đông và làm tắc mạch.
Các cục máu đông có thể vỡ ra để làm tắc các mạch nhỏ hơn bên trong não. Bản thân các mạch máu bên trong não có thể tích tụ mảng bám này. Đôi khi, các mạch suy yếu có thể vỡ ra và chảy máu trong não.
Các tình trạng phổ biến làm tăng nguy cơ đột quỵ của một người bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol cao, tiểu đường và béo phì. Mọi người có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giảm các nguy cơ này.
5. Làm cách nào để giảm nguy cơ đột quỵ?
Mọi người có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống. Ví dụ:
Ngừng hút thuốc lá.
Tập thể dục thường xuyên và hạn chế uống rượu (hai ly mỗi ngày đối với nam giới, một ly mỗi ngày đối với phụ nữ).
Thực hiện chế độ ăn ít chất béo và cholesterol để giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong mạch máu.
Hạn chế thực phẩm nhiều muối.
Cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn giúp giảm béo phì.
Một chế độ ăn uống có nhiều rau, trái cây và ngũ cốc, cùng với nhiều cá và ít thịt (đặc biệt là thịt đỏ) cũng được khuyến cáo để giảm nguy cơ đột quỵ.