Khi kỳ kinh bất thường, chị em thường lo lắng liệu rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Nhưng chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản nên chị em cần chú ý và tìm biện pháp khắc phục sớm tình trạng này.
1. Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào được coi là rối loạn?
Nữ giới xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên vào khoảng 10 - 15 tuổi và kéo dài đến khi người phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh kéo dài từ 28 - 32 ngày và ngày có kinh khoảng từ 3 - 5 ngày. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50 - 100ml.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt nằm ngoài những tiêu chuẩn trên với những bất thường về vòng kinh hoặc thời gian có kinh hay lượng máu kinh mất quá ít hoặc quá nhiều, kinh nguyệt có màu bất thường… thì đó là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Cụ thể:
Vòng kinh dài trên 35 ngày được gọi là kinh thưa hay ít hơn 22 ngày gọi là kinh mau, thậm chí là mất kinh trên 6 tháng gọi là vô kinh thứ phát.
Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về màu sắc, số lượng và ngày có kinh.
Cường kinh: còn gọi là băng kinh và lượng máu kinh > 100ml
Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày, lượng kinh < 20ml.
Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày và lượng kinh không ổn định.
Màu máu kinh chuyển từ đỏ thẫm sang nâu đen hoặc đen và có lẫn cục máu đông, đồng thời có mùi bất thường.
Ngoài ra, những bất thường khác liên quan đến chu kỳ kinh có thể kể đến như: đau bụng dưới khi hành kinh, đau lưng kèm theo tức ngực, buồn nôn, tâm trạng thất thường…
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, với mức độ và biểu hiện khác nhau như: tuổi dậy thì hoặc mang thai, hay sinh con, và tiền mãn kinh… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cũng như khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.
2. Rối loạn kinh nguyệt do đâu?
2.1 Mất cân bằng nội tiết tố.
Nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone, 2 hormone này tăng giảm thất thường khi người phụ nữ mang thai hoặc sinh con, cho con bú hoặc bước vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh… Sự thay đổi nội tiết tố này chính là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn.
2.2 Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả và không ổn định.
Đa số phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường sẽ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân là do hormone tuyến giáp làm ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể và từ đó gây rối loạn kinh nguyệt.
2.3 Mắc bệnh phụ khoa.
Một số bệnh phụ khoa như: suy buồng trứng, buồng trứng đa nang hoặc teo buồng trứng, ung thư cổ tử cung và u xơ tử cung… gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan sinh sản (nơi điều hành chu kỳ kinh nguyệt). Do đó, đây là lý do mà kinh nguyệt trở nên thất thường hoặc có thể biến mất trong vài năm.
2.4 Vấn đề về tâm lý.
Tâm lý căng thẳng đồng thời thường xuyên mệt mỏi và lo lắng làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên, đây là cơ quan chi phối hoạt động tiết hormone nội tiết. Nội tiết tố mất cân bằng, sẽ gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt đồng thời gây rối loạn kinh nguyệt. Lúc này, kỳ kinh có thể đến chậm hơn hoặc kéo dài hơn và gây đau nhiều hơn bình thường.
2.5 Tăng cân.
Một nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt mà các chị em không để ý tới đó chính là do thừa cân. Theo các chuyên gia, tình trạng thừa cân và béo phì tác động đến các hormone nội tiết và mức insulin trong cơ thể từ đó gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, hiện tượng tăng cân và rối loạn kinh nguyệt cũng là 1 dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang và suy giáp.
Ngoài các nguyên nhân trên thì chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ bị rối loạn còn do 1 số yếu tố bên ngoài tác động như: chế độ luyện tập quá sức, bạn bị mắc chứng chán ăn, căng thẳng kéo dài hoặc sử dụng chất kích thích và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh….3.
3. Bị rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi rối loạn kinh nguyệt kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chị em phụ nữ mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm không ngờ đến.
3.1 Gây thiếu máu.
Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh hoặc cường kinh và xuất huyết ngoài chu kỳ… khiến máu ra nhiều hơn bình thường đồng thời dẫn đến thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp và thở gấp... trường hợp nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến tính mạng.
3.2 Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Đối với chị em trong độ tuổi sinh đẻ mà có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì rất khó xác định chính xác ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai. Nghiêm trọng hơn, trường hợp rối loạn kinh nguyệt liên quan đến các bệnh về buồng trứng, nếu không có biện pháp điều hòa kinh nguyệt trở lại, thì việc thụ thai sẽ càng khó khăn hơn và thậm chí là gây vô sinh.
3.3 Nguy cơ mắc bệnh ác tính.
Như đã phân tích ở trên, rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm như: u xơ cổ tử cung hay đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung và viêm cổ tử cung... Nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ chuyển thành ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thiên chức làm mẹ và thậm chí là tính mạng của chị em.
3.4 Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”
Kinh nguyệt không đều khiến cơ thể mệt mỏi, và có cảm giác khó chịu ở vùng kín, hơn nữa nó còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Việc đó khiến bạn không tự tin và không có cảm giác hưng phấn, cũng như không thích thú với “chuyện ấy” và luôn tìm cách lảng tránh chồng.
Bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt kéo dài khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, người lờ đờ, sắc mặt tái nhợt, xanh xao và thiếu sức sống.
4. Phương pháp điều trị và ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt.
Nếu cảm thấy có các triệu chứng bất thường về kinh nguyệt, bạn cầnchị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, đồng thời thực hiện các biện pháp xét nghiệm, để xác định nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Nếu nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp này, biện pháp thường được áp dụng là: sử dụng thuốc tây hoặc can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, sử dụng estrogen thảo dược được xem là 1 giải pháp an toàn, hiệu quả và được áp dụng rộng rãi hiện nay. Estrogen thảo dược có thành phần từ tự nhiên và mang lại hiệu quả lâu dài mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại thảo dược nào cũng tốt, cũng dồi dào estrogen và phù hợp với cơ thể.
Một bí quyết đang được chị em truyền tai nhau nhiều nhất hiện nay đó là bổ sung nội tiết tố từ tinh dầu hoa anh thảo.
Dầu hoa anh thảo Sanct Bernhard với thành phần tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với dịch chiết hạt kê các vitamin A, C, E và vitamin nhóm B giúp bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung ổn định nội tiết tố, giúp điều hòa kinh nguyệt giảm các khó chịu thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh
Trên đây là 1 số thông tin được desup tổng hợp lại về vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Hy vọng đây sẽ là cẩm nang hữu ích giúp chị em sau sinh vượt qua giai đoạn này.