Sức khỏe là nền tảng của một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên việc xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho cả gia đình không hề dễ dàng vì mỗi thành viên đều có thể trạng khác nhau. Hãy để Desup giúp bạn thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập phù hợp với cả gia đình nhé.
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng khoa học là chìa khóa nắm giữ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không nên cung cấp quá nhiều dưỡng chất trong một bữa ăn bởi điều này sẽ khiến cho cơ thể không hấp thu được hết các dưỡng chất, dễ bị bội thực. Một chế độ dinh dưỡng khoa học cần có đủ 4 yếu tố sau: Tinh bột, đạm, chất béo và chất xơ. Nên hạn chế những đồ cay nóng, chiên, rán, không lạm dụng các chất phụ gia và hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích. Trong trường hợp bạn muốn xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho từng thành viên trong gia đình, có thể nhận tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ ngay tại nhà thông qua ứng dụng đặt lịch khám bệnh.
Bạn cũng nên tạo thói quen uống nhiều nước cho các thành viên trong gia đình. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ mang lại nhiều lợi ích như giảm béo, tăng năng lượng, não và tim hoạt động tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm nguồn vitamin dồi dào
Giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ
Nhà vệ sinh là khu vực được mọi người sử dụng thường xuyên hàng ngày. Ngay cả khi bạn đi vào và ra thật nhanh thì vi khuẩn vẫn tích tụ rất nhiều xung quanh nhà tắm. Hãy lên kế hoạch lau dọn nhà vệ sinh định kỳ, lau dọn bồn rửa mặt, mặt bàn, bệ toilet, bồn tắm và tường nhà tắm bằng các chất tẩy rửa.
Bàn chải đánh răng của các thành viên gia đình nên để cách nhau ít nhất 2,5cm để đảm bảo lông bàn chải không chạm vào nhau, tránh vi trùng lây truyền bệnh qua lại. Ngoài ra, bàn chải đánh răng cũng cần thay mới định kỳ, đặc biệt là sau khi bị bệnh vì vi khuẩn vẫn có thể tồn tại ở đó sau khi bạn đã hồi phục.
Nếu con bạn có những đồ chơi thả trong chậu hay bồn tắm hàng ngày thì bạn cũng phải vệ sinh chúng thường xuyên. Nước bẩn có khi vẫn còn tồn đọng trong các món đồ chơi ấy nên bạn cần ngâm chúng vào dung dịch khử trùng khoảng một lần/tuần, rửa sạch và phơi khô hoàn toàn.
Để gia đình giữ được sức khỏe tốt, hãy cố gắng giữ nhà vệ sinh được sạch sẽ!
Thay đổi lối sống tích cực hơn
Tập thể dục và vận động nhiều hơn mỗi ngày. Bạn chỉ cần cố gắng hoạt động thể chất trong khoảng 30–60 phút mỗi ngày để giúp cải thiện hoạt động của hệ thống tuần hoàn và giúp cơ thể giải phóng năng lượng. Bạn có thể rủ người thân trong gia đình đi bộ hoặc đạp xe cùng như là một hoạt động giúp kết nối, chia sẻ giữa các thành viên.
Các công việc nhà cũng giúp cơ thể hoạt động thể lực, chẳng hạn như lau dọn, hút bụi, làm vườn hay dắt chó đi dạo. Đó cũng là những cách tốt giúp bạn đốt cháy lượng calo dư thừa.
Bên cạnh đó, bạn cần tính toán để cân bằng lượng calo hàng ngày giữa tiêu thụ và giải phóng, vừa giúp giữ gìn vóc dáng vừa để cơ thể năng động, nhẹ nhàng hơn.
Cần hạn chế thời gian của những hoạt động thụ động như ngồi xem tivi, chơi máy tính hay các trò chơi video, đặc biệt là trẻ em chỉ nên chơi dưới 2 tiếng mỗi ngày. Bạn hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoại khóa khác.
Khám sức khỏe định kỳ cho cả gia đình
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên lập ra kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho tất cả thành viên trong gia đình, nhằm phát hiện sớm các triệu chứng bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.
Đối với người lớn, việc thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình hình sức khỏe và nhận được lời khuyên từ bác sĩ để hạn chế mắc bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc các bệnh ung thư khác. Nên kiểm tra sức tổng quát 6 tháng 1 lần, đặc biệt là ông bà trên 50 tuổi.
Trường hợp có người trong gia đình thường xuyên mắc bệnh vặt, nên kiểm tra và xét nghiệm thường xuyên mỗi 3 tháng.
Đối với các bé nhỏ, nên kiểm tra sức khỏe kết hợp đánh giá các chỉ số phát triển của trẻ. Việc này giúp bố mẹ không chỉ kiểm soát được triệu chứng bệnh mà còn theo dõi được sự phát triển của bé, tránh được 1 số vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng hoặc béo phì.
Dự trữ những thuốc cơ bản cần thiết
Có một số thuốc và dụng cụ y tế cần thiết mà bạn nên chuẩn bị để chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn, giúp theo dõi và phòng ngừa những vấn đề có thể gặp phải.
Dưới đây là danh sách một vài thứ thiết yếu nên có trong tủ thuốc gia đình cần có:
Thuốc kê đơn theo tình trạng bệnh lý đang có của thành viên trong gia đình
Thuốc giảm đau, hạ sốt (như paracetamol ) hay NSAIDs
Thuốc chống dị ứng, giảm ho, chống sung huyết, thông mũi
Thuốc trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy, táo bón hay chữa viêm loét dạ dày
Thuốc mỡ kháng khuẩn, kháng nấm
Băng cá nhân, gạc và băng dính y tế
Nhiệt kế và máy đo huyết áp tại nhà
Các hướng dẫn trong trường hợp khẩn cấp
Đừng quên liên hệ với Desup theo Hotline 096.118.1685 để được tư vấn chi tiết hơn các cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhé