Hiện nay, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới. Và là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Việc nhận biết và phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ sẽ tăng khả năng cứu sống và giảm thương tật cho người bệnh.
1. Các dấu hiệu điển hình và triệu chứng của đột quỵ
Đột quỵ là trường hợp cấp cứu và bệnh nhân cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Vì vậy, để giúp mọi người nhận thức rõ hơn về các triệu chứng của đột quỵ hãy lưu ý những đặc điểm sau đây.
F.A.S.T là một cách kiểm tra triệu chứng đơn giản mà chúng ta lên ghi nhớ để kiểm tra thường xuyên.
F = Face drooping | Mặt xệ xuống: Yêu cầu người đó mỉm cười và xem một bên mặt có bị xệ xuống không?
A = Arm weakness | Yếu cánh tay: Yêu cầu người đó đưa cả hai cánh tay lên và quan sát xem một cánh tay có rớt xuống phía dưới không?
S = Speech difficulty | Khó nói: Yêu cầu người đó lặp lại một câu đơn giản và xem các từ có bị nói nhảm không?
T = Time to call 115 | Thời gian gọi 115: Nếu người đó có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này thì hãy gọi 115 ngay lập tức. Điều trị đột quỵ có thể bắt đầu thực hiện trong xe cứu thương.
Các chức năng bộ phận của cơ thể được điều khiển bởi các phần khác nhau của não. Vì vậy, các triệu chứng đa dạng tùy thuộc vào phần nào của não bị ảnh hưởng và kích thước của vùng bị tổn thương. Các triệu chứng phát triển bất ngờ và thường có một hoặc nhiều triệu chứng khác sau:
Yếu cánh tay hoặc chân hoặc cả hai (Tình trạng này có thể bao gồm từ liệt toàn bộ một bên cơ thể đến cử chỉ vụng về và yếu nhẹ một tay).
Yếu và bị xệ một bên mặt (Điều này có thể khiến bạn chảy nước miếng hoặc nói ngọng).
Các vấn đề về thăng bằng, phối hợp, nhìn, nói, giao tiếp hoặc nuốt.
Chóng mặt hoặc loạng choạng.
Tê một phần cơ thể.
Đau đầu.
Lú lẫn,
Mất ý thức (xảy ra trong trường hợp nặng)
2. Làm gì khi phát hiện người nào đó có dấu hiệu đột quỵ?
+ Trong khi chờ xe cấp cứu:
Đột quỵ là một trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp, nếu bạn hoặc ai đó có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi ngay cho 115 và tìm người giúp đỡ. Trong khi chờ xe cấp cứu đến bạn hãy:
Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hãy đặt họ nằm nghiêng và đầu hơi nâng lên.
Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ món gì.
Nới lỏng quần áo để hạn chế nguy cơ gây khó thở.
Khi thấy yếu ở bất kỳ chi nào bạn hãy đỡ vùng chi yếu và tránh kéo vùng bị yếu khi di chuyển bệnh nhân.
Bệnh nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch của bệnh nhân, đồng thời đặt bệnh nhân nằm nghiêng.
Khi bệnh nhân không có mạch hoặc không thở thì hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo ngay lập tức.
Nếu bạn không chắc chắn về cách thực hiện hô hấp nhân tạo hãy nhờ nhân viên y tế họ sẽ hướng dẫn bạn qua điện thoại.
+ Những câu hỏi nhân viên y tế có thể hỏi bạn:
Họ có hoàn toàn tỉnh táo không?
Họ có thở bình thường không?
Có thể nói chuyện bình thường không?
Cho tôi biết lý do bạn nghĩ trường hợp đó là đột quỵ.
Lần cuối cùng bạn thấy họ hoạt động bình thường là khi nào?
Trước đây họ đã từng bị đột quỵ chưa?
3. Những lưu ý khi gặp phải triệu chứng của đột quỵ
+ Điều nên làm:
Bạn cần gọi 115 ngay lập tức, lưu ý thời gian bạn gặp các triệu chứng đầu tiên và thông báo cho các nhân viên y tế. Một số điều trị như thuốc tiêu sợi huyết có khả năng thay đổi hoặc ngăn chặn các triệu chứng đột quỵ phát triển. Người bệnh cần được tiêm thuốc trong vòng 4.5 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
Các phương pháp điều trị nội mạch có thể bao gồm phẫu thuật và loại bỏ cục máu đông gây ra đột quỵ hoặc sửa chữa phần phình động mạch (phần mạch máu bị vỡ ra gây nguy hiểm và gây ra áp lực bên trong não).
Các phương pháp điều trị nội mạch được thực hiện đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ - loại đột quỵ phổ biến nhất. Việc này phải được thực hiện sớm và trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Việc điều trị sớm sẽ giúp đạt kết quả tốt hơn vì thế thời gian là rất quan trọng.
Hầu hết, những bệnh nhân đột quỵ không cần hô hấp nhân tạo. Nhưng nếu bạn bè, vợ hoặc chồng của bạn bất tỉnh, bạn hãy kiểm tra mạch và nhịp thở. Nếu bạn không thấy mạch hay không cảm nhận được nhịp thở, hãy nhanh chóng gọi 115 và bắt đầu hô hấp nhân tạo trong khi bạn chờ xe cấp cứu đến. Bạn cũng có thể nhờ nhân viên 115 hướng dẫn bạn cách thực hiện hô hấp nhân tạo: bao gồm ép ngực lặp đi lặp lại đến khi ổn định ổn định, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
+ Điều không nên làm:
Không để người bệnh đi ngủ khi có các dấu hiệu buồn ngủ , đồng thời hãy gọi ngay 115.
Những người sống sót sau đột quỵ thường phàn nàn về việc đột nhiên cảm thấy rất buồn ngủ khi cơn đột quỵ lần đầu tiên xảy ra.
Không cho người bệnh uống thuốc hay thức ăn hoặc đồ uống.
Để an toàn, bạn không nên cho người bị đột quỵ dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định bác sĩ. Bạn cũng không nên cho người bệnh ăn hoặc uống trước khi xe cấp cứu đến vì đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt của người bệnh.
Bạn không tự lái xe đưa người bệnh đến phòng cấp cứu.
Bạn không nên tự mình lái xe đến bệnh viện vì các triệu chứng đột quỵ có thể diễn biến trầm trọng làm ảnh hưởng tới khả năng lái xe của bạn.
Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc về triệu chứng, cách xử lý khi bị đột quỵ. Chúc các bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe.
Dầu hạt lanh_sản phẩm hỗ trợ tim mạch huyết áp và phòng chống đột quỵ
Dầu hạt lanh được mệnh danh là “Siêu thực phẩm” bởi thành phần chính của nó là 3 loại omega: omega-3, omega-6 và omega-9.
Là những dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ hạ huyết áp, đường huyết và phòng ngừa đột quỵ…
Dầu hạt lanh giảm cholesterol
Phòng ngừa bệnh tim
Kiểm soát tình trạng cao huyết áp
Dầu hạt lanh hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa ung thư
Dầu hạt lanh kháng viêm trong bệnh Gout, Lupus ban đỏ và viêm mô liên kế vú
Dầu hạt lanh kiểm soát táo bón, trĩ, rối loạn túi thừa và sỏi mật
Giúp điều trị mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, cháy nắng và viêm da mãn tính.
Cung cấp dưỡng chất nuôi tóc và móng tay