Rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não là những bệnh có triệu chứng rất tương đồng vì vậy người bệnh hay thậm chí ngay cả bác sĩ không chuyên khoa cũng dễ nhầm lẫn, từ đó dẫn đến xác định sai bệnh và phương pháp điều trị không đúng, hiệu quả điều trị thấp.
Triệu chứng dễ nhầm lẫn
Hầu hết người mắc bệnh đều có sự lầm tưởng về hai căn bệnh này vì rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não đều có những triệu chứng tương đồng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt nhưng bản chất 2 căn bệnh này lại bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau.
Rối loạn tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não là hiện tượng lượng máu tuần hoàn đến nuôi não bị suy giảm do một số bệnh mạn tính gây ra, như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, xơ cứng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, suy thận.. Bên cạnh đó một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như người hay bia rượu, nghiện thuốc lá, người thừa cân, béo phì, ít vận động.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây rối loạn cân bằng, khiến người bệnh chóng mặt, hoa mắt, ù tai và buồn nôn, đi đứng lảo đảo. Bệnh có nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ tuần hoàn máu não kém, nhiễm trung não hay viêm tai giữa cấp. Như vậy, thiểu năng tuần hoàn não chỉ là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình.
Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt đi kèm với buồn nôn và mất cân băng. Bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, ban đầu có thể chỉ là một cơn chóng mặt thoáng qua vì vậy người bệnh thường chủ quan không thăm khám điều trị. Sau đó các triệu chứng này sẽ xuất hiện với mật độ thường xuyên hơn.
Mặt khác, người mắc thiểu năng tuần hoàn não sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu khi thay đổi tư thế, tuy nhiên không có biểu hiện bước đi lảo đảo. Những triệu chứng này đặc biệt thường gặp lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cảm thấy khó tập trung, khả năng tư duy
Phòng ngừa và điều trị
Bệnh nhân nên hiểu rõ nguyên nhân của từng bệnh để không bị nhầm lẫn, đặc biệt không nên tự ý mua thuốc, tránh tái phát.
Người bệnh rối loạn tiền đình: Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và tìm căn nguyên gây rối loạn tiền đình.
Điều trị rối loạn tiền đình chủ yếu lầ điều trị nội khoa và hoàn toàn phải được bác sĩ chỉ định về chế độ sinh hoạt, thuốc men và thời gian, tuyệt đối không được tự ý điều trị hoặc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, như vậy mới có thể đạt hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát.
Để phòng ngừa rối loạn tiền đình cần tránh ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, giảm thời gian ngồi lâu khi làm việc văn phòng, cần thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, vai, gáy và tăng cương tập thể dục thể thao.
Chế độ dinh dưỡng chú trọng rau xanh và vitamin, tập thói quen uống đủ 2 lít nước/ngày, tránh để khát mới uống nước.
Ngoài ra cần chú ý tư thế sinh hoạt, không quay cổ một cách đột ngột hoặc thay đổi tư thế quá nhanh.
Giảm căng thẳng, lo âu, không đọc sách báo, sử dụng điện thoại khi ngồi oto, nếu cảm thấy chóng mặt nên ngồi hoặc nằm ngay xuống.
Hạn chế sử dụng chất kích thích ảnh hưởng đến chức năng não bộ như bia, rượu thuốc lá, có thể làm co thắt mạch máu cung cấp máu đến hệ tiền đình, có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh rối loạn tiền đình và có thể gây tăng huyết áp.
Cũng như với bệnh rối loạn tiền đình, bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não cần đi khám để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó điều trị kịp thời.