Hiện nay, tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch chân ngày một ra tăng, đây là con số đáng báo động bởi vì bệnh này có liên quan tới các vấn đề về tim mạch. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải đứng, người thừa cân hoặc người cao tuổi. Muốn phát hiện và điều trị bệnh sớm, chúng ta cần nắm được một số triệu chứng thường gặp.
Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, chúng ta nên nắm được một số kiến thức cơ bản về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là loại bệnh không quá xa lạ đối với chúng ta, chúng có liên quan đến các vấn đề về tim mạch.
Chúng ta thường biết tới bệnh này qua nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như: giãn tĩnh mạch chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới,… Giãn tĩnh mạch chi dưới (hay giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thứ phát.
Suy giãn tĩnh mạch chân
Dựa theo vị trí giải phẫu, bệnh được chia làm 4 nhóm khác nhau:
Tĩnh mạch nông.
Tĩnh mạch sâu.
Tĩnh mạch xuyên.
Vị trí tĩnh mạch không xác định.
Hiện nay, đa số người bệnh đều rơi vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ nông.
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc những ai có nguy cơ gặp tình trạng kể trên. Trên thực tế, ai trong chúng ta có thể là nạn nhân của căn bệnh trên. Trong đó những người lớn tuổi, người thừa cân hoặc thường xuyên phải đứng khi làm việc có nguy cơ mắc tương đối cao.
Đặc biệt, phụ nữ là đối tượng rất dễ mắc bệnh, vì thế chúng ta cần lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Những đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động
Một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ thẩm mỹ, cảnh sát giao thông,… do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim, dẫn đến bệnh.
Phụ nữ mang thai
Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 - 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên
Đi giày cao gót thường xuyên có thể gây suy giãn mạch chân
Cứ khoảng 2 - 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.
Người bị bệnh béo phì
Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch
Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu
Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân
Đau khi đi lại nhiều
Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân
Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét
Chỉ khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng người bệnh mới tìm cách để điều trị. Khi đó, bệnh đã gây ra nhiều biến chứng và rất khó để khắc phục hoàn toàn. Do đó, khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cần làm gì khi bị giãn tĩnh mạch chân?
Đầu tiên, khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra.
Khi được chẩn đoán đã mắc bệnh, các bác sĩ sẽ tùy theo mức độ diễn biến bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Không cố định bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào vì hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Hạn chế nguyên nhân gây ra bệnh luôn là phương pháp ưu tiên dành cho bệnh nhân. Tập thói quen nâng cao chân khi ngồi làm việc, đi bộ khoảng 15 phút khi ngồi hoặc đứng lâu để giúp máu lưu thông.
Chỉ sử dụng giày cao gót trong trường hợp cần thiết, nên mặc đồ thoải mái, không quá bó sát, tránh trường hợp trang phục ngăn cản sự lưu thông của máu.
Thường xuyên tập thể dục, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ.
Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm giàu chất xơ có khả năng ngăn ngừa được bệnh giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm tự nhiên rau xanh, trái cây, củ quả,… nên chia làm nhiều bữa ăn để chất xơ được cơ thể hấp thụ một cách tối đa.
Sử dụng kem bôi suy giãn tính mạch Rosskastanien nhập khẩu trực tiếp tại CHLB Đức.
Kem bôi hạt dẻ ngựa là sản phẩm nhập nguyên hộp từ hãng dược phẩm sanct Bernhard - là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu của Đức đã có 116 năm hình thành và phát triển. Sản phẩm chiết xuất từu tự nhiên, tích hợp hai thành phần dịch chiết lá của cây hạt dẻ ngựa - là thảo dược kinh điển trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, kết hợp với dịch chiết lá nho đỏ cùng với các loại dầu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ các chứng suy giãn tĩnh mạch, kích thích lưu thông máu, giảm chứng nặng chân và phù nề do suy giãn tĩnh mạch giảm cảm giác mệt mỏi, đau nhức ở chân và cánh, làm dịu da chân, dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da.