Nếu có một chế độ dinh dưỡng và phác đồ điều trị hợp lý, bệnh loãng xương có thể được cải thiện. Theo các nghiên cứu mới đây cho thấy, việc điều trị giúp làm tăng khối lượng và cấu trúc xương, giúp bệnh nhân giảm đau đớn, từ đó hạn chế tình trạng gãy xương, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khi điều trị loãng xương
Bạn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng và phù hợp với nhu cầu của người bệnh trong từng giai đoạn, theo lứa tuổi và môi trường sống.
Dựa trên các nghiên cứu gần đây của Trung tâm dinh dưỡng TP Hà Nội, Chế độ dinh dưỡng của người Việt rất thiếu canxi. Sữa và các chế phẩm từ sữa ( Sữa chua, phomai…) giàu canxi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khẩu phần ăn của đại đa số và phần nhỏ trong số đó cũng chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Đặc biệt ở người già, cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung các khoáng chất và protid trong chế độ ăn vì ở người cao tuổi, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và khoáng chất rất hạn chế. Chính vì vậy, sữa nên được lựa chọn là một loại thực phẩm cần bổ sung thường xuyên cho người cao tuổi.
Cần duy trì một chế độ tập luyện đều đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động ngoài trời. Việc vận động thường xuyên rất có ích cho cơ thể ( hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa…) vừa tác động tích cực trực tiếp trên hệ thống xương khớp, giảm lão hóa và phòng ngừa loãng xương.
Đối với người cao tuổi bị loãng xương cần tránh các va chạm vì gãy xương rất dễ xảy ra, khi gãy khả năng tàn tật hay tử vong là rất cao.
Thuốc điều trị loãng xương
Có thể dùng thuốc giảm đau ( Paracetamol, Ibuprofen …) khi cần thiết hoặc dùng Canxitonin vừa có tác dụng ức chế quá trình hủy xương, vừa có tác dụng giảm đau do lưỡng xương. Hạn chế sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau chứa Corticosteroids.
- Bổ sung canxi đủ theo nhu cầu của từng lứa tuổi, theo tình trạng của cơ thể… để bù lại những thiếu hụt mà chế độ ăn hàng ngày chưa đáp ứng đủ ( Ở người cao tuổi, nhu cầu bổ sung canxi tăng nhưng khả năng hấp thu canxi của hệ tiêu hóa lại suy giảm …)
- Cung cấp vitamin D hoặc Canxitriol ( Chất chuyển hóa của vitamin D) để tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
- Sử dụng các thuốc ức chế hoạt động hủy xương: Liệu pháp hormon thay thế, Canxitonin … theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
- Sử dụng các thuốc kích thích quá trình tạo xương: Các chất làm tăng đồng hóa, Hormon sinh dục nam ( nam giới thiếu hụt cần bổ sung) … theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Để đạt hiệu quả, việc điều trị loãng xương cần được diễn ra liên tục, kiên nhẫn và chính xác. Thời gian điều trị loãng xương thường phải sau 2 năm mới có thể đánh giá kết quả, chi phí thường khá cao. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh loãng xương có ý nghĩa rất lớn cả về thời gian và kinh tế.
Phòng ngừa bệnh loãng xương
Việc quan trọng nhất là đảm bảo khối lượng khoáng chất có trong xương bằng cách:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu chất khoáng (đặc biệt là canxi) cho các bà mẹ khi mang thai và cho con bú
- Đảm bảo chế độ ăn uống và vận động cho trẻ để đạt mức phát triển cơ thể tối đa
- Duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập luyện từ khi còn trẻ và tránh các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa canxi như: uống nhiều rượu, bia, cafe, ít vận động thể lực… Sau tuổi 40, quá trình hủy xương bắt đầu vượt trội hơn quá trình sinh xương, vì vậy chúng ta nên tính toán và bổ sung canxi phù hợp với nhu cầu của cơ thể bằng chế độ ăn hàng ngày và tăng cường các hoạt động ngoài trời.
Chủ đề liên quan:
Loãng xương là gì và bệnh loãng xương có nguy hiểm không
Đừng coi thường – bệnh loãng xương nguy hiểm hơn bạn nghĩ